Thứ Sáu, 12 tháng 1, 2018

Nuôi cấy mô cây hồ tiêu- hồ tiêu invitro




NUÔI CẤY MÔ HỒ TIÊU


Việc nhân giống cây hồ tiêu với số lượng lớn đem lại lợi ích đáng kể cho bà con nông dân và các doanh nghiệp trồng hồ tiêu. Do vậy, phương pháp nuôi cấy mô có thể giải quyết được về số lượng cũng như chất lượng tốt khi chọn lựa cây giống tốt cho việc nhân giống.

Nuôi cấy mô thực vật trên cây hồ tiêu cũng là một chủ đề rất nan giải đối với bà con mới bắt đầu tập nuôi cấy mô. Từ khâu môi trường gì cần thiết khi nuôi cấy mô hồ tiêu? tỷ lệ hormone ở từng giai đoạn nuôi cấy mô ra sao? ...

Giới thiệu một chút, cây hồ tiêu là cây dây leo lâu năm, được trồng rất phổ biển ở nước ta. Có rất nhiều bà con làm giàu nhờ trồng cây hồ tiêu. Nhưng hiện tại, chất lượng giống cây hồ tiêu cũng là điều đáng lo ngại! Bà con mình thường nhân giống truyền thống kiểu giâm cành, chiết cành, ghép cành và gieo hạt. Phương pháp truyền thống này có điểm hạn chế là rất lâu và có khả năng xảy ra biến dị. Do đó, phương pháp nuôi cấy mô giải quyết được vấn đề về thời gian, chất lượng đồng đều, sạch bệnh và ổn định về mức độ di truyền.
Nhân giống hồ tiêu bằng phương pháp nuôi cấy mô

- Bắt đầu nhân giống bằng cách chọn cây giống thật kỹ để tạo ra những thế hệ cây chất lượng tốt. Cây giống nên trồng ở môi trường sạch sẽ trước khi bắt đầu để hạn chế các tác nhân nhiễm bẩn. Mẫu vô trùng bao gồm lá, thân cây hồ tiêu.

- Bước tiếo theo, ta vô trùng mẫu hồ tiêu. Có thể chọn mẫu lá, hoặc mẫu thân, chồi để vô trùng. Các loại hoá chất được dùng cho khử trùng như cồn 70 độ, javel, thuỷ ngân clorua và nước tiệt trùng. Hoặc một phương pháp khác như sau: đầu tiên rửa bằng nước vòi trước, ngâm với nước xà phòng khoảng 5 phút,  rửa lại bằng nước tiệt trùng rồi xử lý trong dùng dịch HgCl2 1% trong 1 phút. Sau đó rửa lại bằng nước tiệt trùng 3 lần.

- Môi trường nuôi cấy hồ tiêu trong bài viết này là môi trường MS vitamins ( Murashige and Skoog medium). Giới thiệu lại một chút về môi trường MS, môi trường do ông Toshio Murashige và ông Skoog Folke K phát minh ra vào năm 1962. Môi trường MS sau này được dùng như loại cơ bản cho nuôi cấy mô thực vật.

   Tạo mô sẹo cho cây hồ tiêu


- Mẫu vô trùng sau khi đã được chuẩn bị ta dùng kẹp gắp vào chai đựng môi trường. Ta dùng môi trường MS kết hợp với hormone BA hoặc 6-BAP 1,5mg/L. Kết quả cho mô sẹo tốt nhất khi sử dụng mô từ phần đỉnh chồi. Người ta cũng dùng hormone 2,4D để tạo mô sẹo, tỷ lệ tốt nhất là 2,5mg/L. Thêm nữa, IBA cũng có thể được sử dụng với tỷ lệ từ 1.5 - 2.5mg/L sẽ cho kết quả tốt. Thời gian ủ mô sẹo là 14 ngày.

  

   Tái sinh cây hồ tiêu từ mô sẹo


- Mẫu mô sẹo sẽ được nuôi với môi trường MS vitamins với tỷ lệ hormone BA hoặc 6-BAP là 0.5mg/L sẽ cho ra kết quả tốt nhất. Tỷ lệ tái sinh chồi là 100% sau khi đem chồi vào môi trường tái sinh này. Ở một số bài thí nghiệm khác, người ta còn dùng TDZ để tái sinh chồi, với tỷ lệ dùng là 0.3 mg/L có sự kết hợp của hormone BA 3mg/L.



  Tạo rễ từ chồi tái sinh


- Môi trường MS vitamins được sử dụng kết hợp với 2,4D 1,5mg/L cho ra kết quả tốt hoặc sử dụng IBA 1.5mg/L còn cho ra kết quả tốt hơn khi sử dụng 2,4D. Trong vòng 8 ngày sẽ xuất hiện rễ từ phần chồi.

    Tiếp theo là giai đoạn đem ra nhà vườn.


- Ở giai đoạn này sau khi ta thu được mẫu cây con từ việc nuôi cấy mô. Trước khi đem ra môi trường ngoài, cây con phải trải qua quá trình thích nghi dần với môi trường mới, ví như ngâm trong nước rồi đem tăng cường độ chiếu sáng từ thấp đến cao. Sau cuối ta đem vào môi trường có chứa đất, phân hữu cơ và than bùn.


Nguồn tham khảo: 


http://www.pakbs.org/pjbot/PDFs/43(2)/PJB43(2)1069.pdf

Related Posts

Nuôi cấy mô cây hồ tiêu- hồ tiêu invitro
4/ 5
Oleh

Subscribe via email

Like the post above? Please subscribe to the latest posts directly via email.