Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2018

Các phương pháp vô trùng trong phòng thí nghiệm


Việc vô trùng các vật dụng, môi trường nuôi cấy là rất quan trọng trong phòng thí nghiệm. Chúng quyết định thành công của quá trình nghiên cứu, sản xuất. Mục tiêu của việc vô trùng là loại bỏ, phá hủy  các loại vi trùng, vi sinh vật, kể cả nha bào. Các phương pháp vô trùng gồm có phương pháp khử khuẩn bằng nhiệt khô (sấy khô), hấp tiệt trùng, và khử khuẩn bằng hóa học.

Phương pháp sấy khô

Phương pháp sấy khô dùng để tiệt trùng các vật dụng không cháy được như kim loại, thủy tinh ví dụ như bình tam giác, ống nghiệm, que cấy, pence kẹp... Thời gian là 170oC trong 2 giờ hoặc 180oC trong 1 giờ tất cả vi khuẩn và nha bào đều bị diệt. Vật dụng sấy khô vô trùng có thể dùng trong 7 ngày, nếu để quá thời gian phải sấy lại.

Phương pháp khử trùng bằng hóa chất

Phương pháp này dùng các loại hóa chất để diệt khuẩn như cồn, muối thủy ngân, javel, formaldehyde... Đa phần hóa chất tiệt trùng nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp. Cần phải có biên pháp bảo hộ khi thao tác với hóa chất.



Phương pháp hấp tiệt trùng( hấp ướt)

Phương pháp hấp tiệt trùng ướt thường dùng nồi hấp tiệt trùng ( autoclave) để tiêu diệt các loại vi khuẩn, vi sinh vật. Phương pháp hấp tiệt trùng sử dụng hơi nước để tiệt trùng, nhiệt độ yêu cầu khi hấp thường là 121oC. Trong nồi hấp rất kín nên có thể dùng áp suất để đưa lên đúng nhiệt độ 121oC. Thương thường thời gian hấp môi trường là 15 phút, đối hấp các dụng cụ có thể tăng thời gian lên gấp đôi, trong 30 phút.

Tùy vào tình trạng nhiều hay ít không khí, hơi nước sẽ có nhiệt độ 100, 110, 115, 121oC... Vì vậy nồi hấp sẽ có 1 van cơ khí để loại không khí ẩm( khí lạnh) ra ngoài, dân thợ gọi là bẫy hơi. Van này có dạng lồng đèn xếp, bình thường van này hở cho không khí từ buồng thoát ra ngoài. Nhiệt độ tăng, kim loại của van nở ra, khép dần lại, đến 121 độ đóng kín hoàn toàn. (Các nồi hấp tự động sử dụng vi điều khiển sẽ không có van này, thay vào đó là van điện từ, một chương trình nhỏ sẽ mở van này loại không khí ẩm ra ngoài và đóng lại).

Van này sử dụng lâu ngày, cặn bẩn đóng kín, làm cho nồi hấp không loại khí ẩm( khi lạnh) ra ngoài được. Áp suất lên 2bar, nhiệt độ không đạt 121 độ, nếu tiếp tục hoạt động sẽ hết nước gây nổ điện trở, hỏng máy mà không thấy tình trạng quá nhiệt hơi nước. Do đó, cần tháo van và vệ sinh để khắc phục vấn đề.

Nồi hấp( autoclave) thường có 3 loại như sau: Nồi hấp thủ công, nồi hấp bán tự động và tự động. Nối hấp thủ công thì phải vận hành các giai đoạn bằng tay, canh chỉnh sao cho đúng quy trình. Nồi hấp bán tự động chỉ cần cài đặt thời gian tiệt trùng, khi nồi báo kết thúc thì mở van xả. Còn nồi hấp tự động thì chỉ cần bỏ dụng cụ, môi trường vào, cài đặt chế độ và để chúng tự vận hành.

SBC Scientific

Related Posts

Các phương pháp vô trùng trong phòng thí nghiệm
4/ 5
Oleh

Subscribe via email

Like the post above? Please subscribe to the latest posts directly via email.